Trong một tổ chức nhà lãnh đạo đóng vai trò không thể thiếu, trong phần này cùng Glints tìm hiểu chi tiết vai trò người lãnh đạo nhé.
Người định hướng
Một tổ chức muốn đi đúng đường không thể thiếu được sự định hướng của nhà lãnh đạo. Leader đóng vai trò truyền đạt lại mục tiêu của doanh nghiệp để mọi người trong team đều nắm rõ. Liên kết mục tiêu của tổ chức với mục tiêu cá nhân để hỗ trợ những mục tiêu lớn hơn.
Nhà lãnh đạo là người đảm bảo công sức và mục tiêu của nhóm gắn với định hướng chung mà tổ chức đã đề ra.
Nhà lãnh đạo phục vụ
Robert Greenleaf – Giám đốc phát triển nguồn nhân lực của AT&T vào năm 1970 đã đưa ra ý tưởng về nhà lãnh đạo tốt trước hết phải tự xem mình như một người phục vụ.
Điều này giúp họ học tập và phát triển và xem nhân viên cấp dưới của mình như những khách hàng cho dịch vụ lãnh đạo của bản thân.
Người huấn luyện
Động viên, khuyến khích nhân sự cấp dưới của mình là một trong những vai trò quan trọng của một nhà lãnh đạo. Từ đó giúp nhân sự làm việc với tâm lý thoải mái nhất, đây là điều kiện giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Người quản lý tiêu chuẩn và kết quả
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ chịu trách nhiệm việc đảm bảo kết quả cần đạt được. Bạn cần duy trì những tiêu chuẩn khắt khe dành cho bản thân và nhân sự cấp dưới của mình.
Người làm gương
Khả năng lãnh đạo của bạn sẽ được thể hiện trong hành vi hay cách cư xử với nhân sự. Nhà lãnh đạo là một tấm gương cho nhân sự cấp dưới của mình.
Bạn có thể thấy, một nhà lãnh đạo luôn đúng giờ, tuân thủ kỷ luật thì nhóm của họ cũng sẽ như vậy và ngược lại.
Người làm chủ thay đổi
Đổi mới là một xu hướng tất yếu giúp nâng cao hiệu quả công việc. Do đó, là một nhà lãnh đạo bạn phải là người nhạy bén và làm chủ những thay đổi đó.
Điều này giúp bạn đảm bảo nhóm của mình luôn làm việc năng suất và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi, phát triển.