TƯ VẤN DOANH NGHIỆP
1. Một số sai lầm thường gặp khi quản trị doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp còn nhỏ, bạn còn đủ sức để quản lý theo kiểu “đụng đâu làm đấy”, “sai đâu sửa đó”, đến lúc quy mô ngày càng lớn dần thì chắc chắn không ai còn đủ sức để quản lý theo kiểu như vậy được nữa. Khi đó sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi so với thực tế trong hoạt động kinh doanh là điều khác nhau dẫn đến mọi việc cứ chắp vá, chồng chéo lên nhau, không theo một quy củ hay một hệ thống nào cụ thể cả.
Quản trị và tổ chức bộ máy không phải là điều dễ dàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam. Khi số lượng nhân sự chưa lớn, nhân sự cốt lõi ngang bằng với nhân sự mới tuyển dụng, quy trình từng công việc còn chưa rõ ràng khiến việc quản lý bộ máy càng trở nên khó khăn. Dưới đây là một số sai lầm mà doanh nghiệp dễ gặp phải trong quá trình quản trị bộ máy:
1.1 Không xây dựng cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý
Trong một doanh nghiệp sẽ có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Các doanh nghiệp dù có quy mô nhỏ nhất vẫn cần có cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý rõ ràng.
– Quản lý phải chạy theo sau nhân viên để “sửa sai” từ những việc vụn vặt nhất.
– Lãnh đạo không có chuyên môn cụ thể trong từng mảng nên không biết phân công nhiệm vụ như nào cho đúng
– Các thành viên trong công ty cũng không nhìn thấy được lộ trình thăng tiến rõ ràng nên thiếu động lực phấn đấu, nhân viên làm việc không chuyên tâm, tác phong lề mề, thụ động.
– Ai cũng phàn nàn, thắc mắc về chế độ lương thưởng, phúc lợi.
– Những nhân tố có tiềm năng thì không bao giờ chịu gắn bó lâu dài với công ty.
– Các bộ phận, phòng ban hoạt động rời rạc, không ăn khớp với nhau, làm cho cả bộ máy vận hành chậm chạp.
Để đảm bảo công việc được tiến hành đúng quy trình, vai trò và trách nhiệm thì mô tả công việc là yếu tố tiên quyết. Mọi quy trình và nhiệm vụ đều cần được thể hiện rõ ràng bằng “giấy trắng mực đen” để các thành viên hiểu rõ công việc cần làm, đảm bảo làm việc theo đúng năng lực chuyên môn, phát huy tối đa kinh nghiệm bản thân.
Thêm vào đó, một mô tả chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng nhân bản các vị trí khác nhau mà không tốn quá nhiều thời gian khi tuyển dụng. Mô tả chi tiết công việc sẽ giúp người quản lý bàn giao chi tiết công việc cho các thành viên, hỗ trợ nắm vững các quy trình để phân việc. Thế nhưng, sai lầm của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay là không có mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí.
1.2 Không định hình chiến lược phát triển rõ ràng và kiểm soát rủi ro
Rủi ro là những sự kiện không chắc chắn mà nếu xảy ra có thể tác động tiêu cực đến các mục tiêu của dự án hoặc doanh nghiệp. Việc đề phòng trước rủi ro giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất nặng nề.
Thêm vào đó, mọi công ty đều cần có chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tất cả thành viên đều nắm được mục tiêu và định hướng phát triển chung. Doanh nghiệp có thành công hay không đều cần có sự hợp sức của nhiều người, không chỉ là người lãnh đạo. Nếu các thành viên không biết mục tiêu chung của công ty, đó là một doanh nghiệp thất bại.
- Cái mà các doanh nghiệp đang thiếu để phát triển bền vững, tăng trưởng doanh số ở đây là nền móng – điểm cốt lõi của tất cả các công trình. Một nền móng vững chắc và được chăm chút kỹ lưỡng sẽ không chỉ mang đến sự ổn định khi xây dựng mà còn tối đa hóa được độ bền vững của nó.
- Thế thì làm sao để có một nền móng vững chãi giúp doanh nghiệp vận hành trôi chảy đây?
2. Hiệu quả không ngờ từ hoạt động tư vấn quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp có tầm quan trọng vô cùng lớn với các doanh nghiệp, những công ty đã hoạt động nhiều năm, mô hình quản trị doanh nghiệp sẽ được xây dựng theo từng giai đoạn phù hợp để công ty phát triển bền vững, việc này đòi hỏi ban lãnh đạo phải kiến trúc lại hệ thống điều hành, bổ sung nguồn lực vận hành như:
- Lập kế hoạch, chiến lược hoạt động.
- Lập ra mục tiêu, quyết định tài chính, chính sách nguồn nhân lực, ….
- Đề ra chương trình sản xuất, phương hướng triển khai kế hoạch cũng như bộ máy vận hành cho doanh nghiệp.
Để hiện thực hóa, các công ty cũng nên cần có sự tư vấn của đơn vị chuyên môn hoặc các chuyên gia trong công tác tư vấn quản trị doanh nghiệp, đây là một lựa chọn hoàn hảo giúp doanh nghiệp tránh các sai lầm không đáng có.
3. Người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp trên bước đường phát triển kinh doanh
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp, do vậy FioreCIS đã đưa ra dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp về nhằm hỗ trợ về các mục bao gồm:
- Giúp doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp trên từng chặng đường phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động, tối ưu hóa chi phí, đảm bảo chỉ số tăng trưởng doanh thu qua từng giai đoạn.
- Giúp xây dựng mô hình cấu trúc doanh nghiệp bền vững, quy trình quản lý chặt chẽ, quản trị rủi ro và xây dựng nguồn nhân sự kế thừa.
Đội ngũ tư vấn là những chuyên gia thực chiến nắm giữ vai trò quản lý điều hành tại các tập đoàn, công ty với bề dày kiến thức, kinh nghiệm thực chiến trên các lĩnh vực kinh doanh, vị trí công việc khác nhau. Họ sẵn sàng “thấu hiểu” đặc thù hoạt động của Doanh nghiệp để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể phù hợp với nội tại và mong muốn của Doanh nghiệp.
Lộ trình đồng hành cùng doanh nghiệp được chia thành 3 giai đoạn:
- Trải nghiệm: (3 tháng – 6 tháng) Tái cấu trúc, thiết lập sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi trên chặng đường mới. Hoạch định nguồn lực, giải pháp cho kế hoạch kinh doanh ngắn – trung – dài hạn.
- Tăng tốc: (18 tháng – 24 tháng) Bằng giải pháp vượt trội giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng trưởng doanh số. Đồng thời xây dựng nguồn lực (tài lực – vật lực – nhân lực) đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp.
- Đồng hành: Định vị chiến lược doanh nghiệp song hành với kế hoạch kinh doanh trên các chặng đường, nâng tầm đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp và xây dựng lực lượng kế thừa. Nâng cao giá trị Doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm trên thương trường.
Cam kết của chúng tôi trong từng giai đoạn:
- Trải nghiệm: Doanh nghiệp sẽ xác lập rõ sứ mệnh, tầm nhìn, gía trị cốt lõi. đồng thời có kế hoạch kinh doanh cụ thể, phù hợp với định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cũng như xác định rõ quy trình và các bước hoạch định nguồn lực.
- Tăng tốc: Doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận từ 2-5 lần. Đồng thời doanh nghiệp cũng xác định được sản phẩm mũi nhọn, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với định hướng phát triến của doanh nghiệp. và hoạch định được nguồn lực đáp ứng tiến trình bứt phá.
- Đồng hành : Doanh nghiệp có được quy trình, nguồn lực (tài chính và nhân sự – xây dựng lực lượng kế thừa) đáp ứng lộ trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thúc đẩy doanh nghiệp trở thành thương hiệu nổi bật trong nước và quốc tế. Đồng thời cam kết nâng giá trị doanh nghiệp tăng từ 10-50 lần.
Quản trị doanh nghiệp là một trong những công tác quan trọng, vì thế việc hợp tác các bên cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Tôn trọng sự công nhận của các thành viên hội đồng quản trị, đảm bảo tính thống nhất để có tiếng nói chung trong quá trình thực thi.
- Công nhận lợi ích của các bên liên quan trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
- Minh bạch trong kinh doanh: Hồ sơ tài chính, báo cáo thu nhập cần được nêu rõ ràng, chính xác, không cần phải phóng đại.